Mangiferin và Tác dụng của Mangiferin
Mangiferin là một trong những hợp chất sinh học có lợi cho sức khỏe của con người. Mangiferin tồn tại trong tự nhiên, là hợp chất polyphenol đa vòng thơm, thuộc nhóm Flavonoids, có công thức hóa học C19H18O11.
Mangiferin có vai trò làm ổn định đường huyết trong máu bằng cách làm giảm đường huyết, ảnh hường đến mức insulin, đề kháng insulin, dung hòa glucose. Hợp chất tác động lên cả hai quá trình tổng hợp và phân giải glucose thông qua các emzyme liên quan. Cơ chế của mangiferin là tác dụng làm hạn chế sự hình thành glucose, như vậy làm hạn chế lượng đường trong cơ thể, giảm chỉ số đường huyết.
Mangiferin có khả năng làm giảm cholesterol xấu, các lipid tự do sinh ra trong quá trình tổng hợp trong cơ thể. Hợp chất có thể hạn chế và ngăn ngừa các lipid có hại cho cơ thể, giảm cholesterol xấu cho cơ thể, các acid béo tự do. Như vậy Mangiferin có thể làm giảm tổng cholesterol tổng, hạn chế các căn bệnh liên quan đến mất cân bằng acid béo, chuyển acid béo thấp,...
Mangiferin thường được tìm thấy chiết xuất từ cây Hedurasum alpinum L và Hedurasum flavercens họ Cánh Bướm Fabaceae hoặc từ lá Xoài (Mangiferin indica), đặc biệt được tìm thấy trong lá trầm hương, lá của cây dó bầu đã nhiễm trầm, với hàm lượng rất cao.
Ngoài ra, mangiferin là một trong những hợp chất thuộc nhóm flavonoids (polyphenol), một trong những hoạt chất sinh học có phổ rộng. Hợp chất này đồng thời cùng với các hợp chất khác như alkaloids, glycoside,... giúp cho các sản phẩm giàu mangiferin như trà từ lá trầm hương có khả năng chống lại và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến virus như virus Heppes đơn, ... gây ra các căn bệnh khác như bệnh dời leo, bệnh thủy đậu,…